Quy định về trình bày đồ án Lập trình cơ bản

QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH BÀY ĐỒ ÁN LTCB

Tải chi tiết quy trình đồ án lập trình cơ bản phía cuối
(Dành cho sinh viên chương trình đào tạo chuẩn)
1. Đồ án lập trình cơ bản (ĐA LTCB) phải được trình bày xúc tích, ngắn gọn, sạch sẽ, không được tẩy xoá và được đánh máy, in laser một mặt trên giấy khổ A4 (210 x 297mm). Nếu trong ĐA LTCB có sử dụng tài liệu của người khác (như trích dẫn, bảng biểu, đồ thị, ...) nhất thiết phải ghi rõ tài liệu đã tham khảo.
2. ĐA LTCB được trình bày theo thứ tự sau đây:
- Trang bìa (xem Phụ lục 01).
- Mục lục.
- Bảng các ký hiệu, chữ viết tắt (nếu có) được xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt. Không viết tắt những cụm từ dài hoặc những cụm từ ít xuất hiện trong ĐA LTCB.
- Nội dung ĐA LTCB: các chương và kết luận (phải nêu lên được những kết quả chính và đánh giá kết quả đạt được).
- Phụ lục (nếu có).
- Tài liệu tham khảo: Là những sách, ấn phẩm, tạp chí, ... mà bản thân sinh viên đã đọc và trích dẫn hoặc sử dụng ý tưởng vào ĐA LTCB (xem cách sắp xếp tài liệu tham khảo ở Phụ lục 05).
- Số trang của ĐA LTCB được đánh liên tục bắt đầu từ phần Mở đầu cho đến hết phần Phụ lục. Đánh số trang vào giữa và ở phần dưới của tờ giấy.
3. Số thứ tự của chương, mục và tiểu mục được đánh số bằng số Arập, không dùng số La mã. Các mục và tiểu mục được đánh số bằng các nhóm hai hoặc ba chữ số cách nhau một dấu chấm: số thứ nhất chỉ số chương; số thứ hai chỉ số mục; số thứ ba chỉ số tiểu mục.
Ví dụ: Chương 1.
                         1.1.                    
                        1.1.1.                  
                        1.1.2.
                     ...............
                         1.2.
                        1.2.1.
                        1.2.2.
                     ...............                
4. Trong mỗi chương của ĐA LTCB thì các bảng biểu, hình vẽ, đồ thị được đánh số theo thứ tự từ đầu đến cuối đối với mỗi loại. Chú giải về bảng biểu được ghi ở trên đầu bảng, chú giải về đồ thị, hình vẽ và ảnh được ghi ở dưới đồ thị, hình vẽ và ảnh. Nếu trình bày bảng biểu, đồ thị, hình vẽ và ảnh theo chiều ngang khổ giấy thì phía trên đầu bảng biểu, đồ thị, hình vẽ và ảnh là lề trái của trang.
Ví dụ: Chương 1.
                     Hình 1.1.                
                     Hình 1.2.                
                     ...............
        Chương 2.
                     Hình 2.1.                
                     Hình 2.2.                
                     ...............
5. ĐA LTCB trung bình dày tối thiểu khoảng 15-20 trang (không kể bảng biểu, đồ thị, hình vẽ và ảnh, tài liệu tham khảo và phụ lục). Dùng cỡ chữ 13pt của hệ soạn thảo Word; phông chữ Times New Roman, dãn dòng 1,3 lines, lề trên 2,5 cm, lề dưới 3 cm, lề trái 3 cm, lề phải 2 cm, hai đoạn văn bản cách nhau 6pt và thụt dòng đầu của đoạn văn bản 1 cm.
6. Do yêu cầu chuyên môn, có thể sử dụng các chương trình soạn thảo văn bản chuyên dụng khác như Latex, PC Text, ...
Phụ lục 01: Mẫu trang bìa ĐA LTCB
Phụ lục 02: Mẫu trang phụ bìa ĐA LTCB tiếng Việt 
Phụ lục 04: Cách sắp xếp tài liệu tham khảo
1. Tài liệu tham khảo bao gồm những sách, ấn phẩm, tạp chí, ... đã đọc và được trích dẫn hoặc được sử dụng ý tưởng vào ĐA LTCB.
2. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung,     Nhật, ...). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung, tiếng Nhật ... (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu).
3. Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải đầy đủ các thông tin cần thiết và theo trình tự sau: Số thứ tự (đặt trong cặp dấu ngoặc vuông), Họ tên tác giả, Tên tài liệu (bài báo, sách, ...), Nguồn (tên tạp chí, tập, số, năm hoặc tên nhà xuất bản), Trang tham khảo.
4. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ từng nước:
- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả là người Việt Nam: xếp theo thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữu nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt, không đảo tên lên trước họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành (báo cáo hay ấn phẩm), ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v...
5.  Tài liệu tham khảo là sách, luận án phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
- Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
- Tên sách, luận án hoặc báo cáo được in nghiêng, có dấu phẩy cuối tên
- Nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
- Nơi xuất bản (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
- Năm xuất bản
- Các số trang (Bắt đầu bằng chữ tr. nếu là tài liệu tiếng Việt, chữ pp, đánh dấu phẩy giữa danh sách các trang không liên tiếp, dấu chấm kết thúc).
6. Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, trong một kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học ... cần ghi đầy đủ các thông tin sau:
- Tên tác giả (nếu là danh sách tác giả thì các tên cách nhau bởi dấu phẩy)
- Tên bài báo (đặt trong ngoặc kép không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên bài báo);
- Tên tạp chí hoặc tên kỷ yếu (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Số tập (volume – nếu có)
- Năm công bố
- Các số trang (Bắt đầu bằng chữ tr. nếu là tài liệu tiếng Việt, đánh dấu phẩy giữa danh sách các trang không liên tiếp, dấu chấm kết thúc).
7. Tài liệu tham khảo trích dẫn trong ĐA LTCB được ghi theo số thứ tự của tài liệu tham khảo ở Danh mục tài liệu tham khảo này của ĐA LTCB và số thứ tự đó được đặt trong cặp dấu ngoặc vuông.
Ví dụ về cách trình bày tài liệu tham khảo:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
========================

Baca juga

Nhận xét