Đáp án Trắc nghiệm môn Đường lối cách mạng của đảng cộng sản VN - Chương 5
Đáp án Trắc nghiệm môn Đường lối cách mạng của đảng cộng sản VN - Chương 5
CHƯƠNG 5:
→ Ôn luyện làm bài ngay trên website tại đây
==========================
=======================================
→ Ôn luyện làm bài ngay trên website tại đây(uploading)
CHƯƠNG 5:
1. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề:
a. Có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.
b. Có ý nghĩa sách lược, quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng
c. Có ý nghĩa cơ bản quyết định thành công cách mạng
d. Có ý nghĩa quy tụ mọi lực lượng tham gia cách mạng
2. Theo Hồ Chí Minh đại đoàn kết là vấn đề chiến lược có nghĩa là:
a. Nhất quán, lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng
b. Nhất quán, lâu dài, trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc
c. Có thể thay đổi, trong thời gian ngắn
d. Phương pháp tập hợp có thể điều chỉnh phù hợp với đối tượng khác nhau.
3. Điền từ còn thiếu vào câu nói của Hồ Chí Minh: “Đoàn kết là sức mạnh, là... của thành công”:
a. Chìa khóa
b. Then chốt
c. Điểm mẹ
d. Lực lượng vô địch
4. Theo Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc trong:
a. Đấu tranh giành chính quyền (1930-1954)
b. Kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975)
c. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
d. Xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam
5. Trong buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam ngày 3/3/1951, Hồ Chí Minh nói mục đích Đảng Lao động Việt Nam là:
a. Liên kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc
b. Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc
c. Đoàn kết toàn dân, phục vụ Tổ quốc
d. Liên minh toàn dân, phục vụ Tổ quốc
6. Theo Hồ Chí Minh mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của các giai đoạn cách mạng là:
a. Giải phóng dân tộc
b. Xây dựng chủ nghĩa xã hội
c. Đoàn kết
d. Đấu tranh thống nhất đất nước
7.Nội dung của đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
a. Đại đoàn kết toàn dân
b. Đại đoàn kết liên minh công- nông.
c. Đại đoàn kết liên minh công- nông- trí thức
d. Đại đoàn kết công- nông với các các tầng lớp lao động khác
8. Chọn đáp án đúng nhất về khái niệm Dân, Nhân dân trong quan điểm Hồ Chí Minh:
a. Vừa chỉ người Việt cụ thể, vừa chỉ tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân
b. Người Việt Nam ở trong nước
c. Kiều bào ở nước ngoài
d. Những người không theo tôn giáo, tín ngưỡng
9. Hồ Chí Minh viết:“Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng …. toàn của nhân dân”:
a. Hợp tác
b. Trợ giúp
c. Đoàn kết
d. Đấu tranh
10. Theo Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc cần phải đứng trên lập trường:
a. Giai cấp nông dân
b. Giai cấp công nhân
c. Tầng lớp trí thức
d. Giai cấp tư sản
11. Theo Hồ Chí Minh điều kiện đại đoàn kết dân tộc là:
a. Kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc
b. Có lòng khoan dung, độ lượng với con người
c. Tin vào nhân dân, tin vào con người.
d. Cả a, b, c
12.Theo Hồ Chí Minh điều kiện để thực hiện đại đoàn kết dân tộc cần phải kế thừa truyền thống nào của dân tộc:
a. Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm
b. Truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc
c. Truyền thống lạc quan, mở cửa tiếp thu cái mới
d. Truyền thống yêu thương con người
13. Theo quan điểm Hồ Chí Minh tại sao đại đoàn kết dân tộc phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết:
a. Là giá trị bền vững thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn người Việt Nam
b. Truyền thống được truyền qua các thế hệ con người Việt Nam
c. Là nguồn sức mạnh vô địch, vô tận để thắng kẻ thù, dân tộc trường tồn
d. Cả a, b,c
14. Điền vào chỗ trống: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một … ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự hiểm nguy, khó khăn, nó nhấn chìm cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước”:
a. Truyền thống đoàn kết
b. Truyền thống quý báu của dân tộc
c. Truyền thống nhân nghĩa
d. Cả 3 đáp án trên
15. Theo Hồ Chí Minh tại sao phải có lòng khoan dung, độ lượng trongviệc thực hiện đại đoàn kết:
a. Mỗi cá nhân, hay cộng đồng đều hướng thiện
b. Mỗi cá nhân hay cộng đồng đều có ưu điểm, khuyết điểm
c. Mỗi cá nhân, hay cộng đồng đều có sai lầm, khuyết điểm
d. Mỗi cá nhân, cộng đồng đều có ưu điểm, mặt tốt
16. Lòng khoan dung, độ lượng trong tư tưởng Hồ Chí Minh có thể hiểu:
a. Là sách lược nhất thời, không phải thủ đoạn chính trị
b. Không phải là sách lược nhất thời, là một thủ đoạn chính trị
c. Không phải là sách lược nhất thời, không phải một thủ đoạn chính trị
d. Cả a,b,c
17. Để thực hiện tốt khoan dung, độ lượng trong đoàn kết, theo Hồ Chí Minh cần phải xóa bỏ điều gì:
a. Thành kiến
b. Khoảng cách
c. Trù dập lẫn nhau
d. Nói xấu
18. Cơ sở để thực hiện khoan dung, độ lượng trong đoàn kết ở Hồ Chí Minh bắt nguồn từ:
a. Trong mỗi người Việt ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước
b. Trong mỗi người Việt ai cũng có tinh thần đoàn kết
c. Trong mỗi người Việt ai cũng giàu lòng nhân ái
d. Trong mỗi người Việt ai cũng có khát vọng vươn lên
19. Tại sao theo Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc phải tin vào dân, dựa vào dân:
a. Dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng
b. Dân là nền, là gốc, chủ thể của Mặt trận
c. Dân là sức mạnh vô địch, vô tận của khối đại đoàn kết
d. Cả a, b, c
20. Mặt trận dân tộc thống nhất hoạt động theo nguyên tắc nào sau đây?
a. Nguyên tắc tập trung, dân chủ
b. Nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đoàn kết ngày càng rộng rãi, bền vững
c. Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh tự giác
d. Nguyên tắc tự phê bình và phê bình
21. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, hình thức của đại đoàn kết dân tộc là:
a. Mặt trận dân tộc thống nhất
b. Mặt trận quân sự
c. Mặt trận ngoại giao
d. Mặt trân văn hóa
22. Năm 1941, Mặt trận dân tộc thống nhất có tên gọi là?
a. Mặt trận nhân dân phản đế.
b.Mặt trận Việt Minh.
c. Mặt trận Liên Việt.
d. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
23. Hiện nay Mặt trận dân tộc thống nhất có tên gọi là:
a.Mặt trận Việt Minh.
b. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
c. Mặt trận Liên Việt.
d. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
24. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc cần phải trên cơ sở Mặt trận dân tộc thống nhất, vì:
a. Sức mạnh dân tộc chỉ trở thành sức mạnh vô địch khi được tổ chức thành một khối thống nhất.
b. Toàn dân tộc được giác ngộ mục tiêu chiến đấu chung.
c. Toàn dân tộc hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn.
d. Cả a, b, c
25. Mặt trận dân tộc thống nhất trong quan điểm Hồ Chí Minh được hiểu là nơi quy tụ:
a. Mọi tổ chức và cá nhân yêu nước
b. Mọi con dân nước Việt
c. Người Việt trong nước và kiều bào nước ngoài
d. Cả a,b,c
26. Hồ Chí Minh khẳng định nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất là:
a. Được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công – nông – trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
b. Được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công- nông- trí thức, đặt dưới sự quản lý của Nhà nước.
c.Được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công- nông- trí thức, đặt dưới sự tập hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
d. Cả a,b,c
28. Tại sao giai cấp công nhân và nông dân được Hồ Chí Minh xem là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc:
a. Là lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết
b. Trực tiếp sản xuất tất cả tài phú cho xã hội sống
c. Bị bóc lột nặng nề, chí khí cách mạng bền bỉ nhất.
d. Cả a, b, c
29. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, trong mối quan hệ với mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam được hiểu:
a. Không phải là thành viên, là lực lượng lãnh đạo mặt trận
b. Là thành viên, không phải lực lượng lãnh đạo mặt trận
c. Vừa là thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo
d. Không là thành viên, không là lực lượng lãnh đạo
30. Đâu không phải quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng?
a. Vận động, giáo dục, thuyết phục
b. Nêu gương, lấy lòng chân thành để cảm hóa
c. Khơi dậy tinh thần tự giác, tự nguyện
d. Lấy quyền uy để buộc các thành viên khác phải tuân theo.
31. Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của:
a. Giai cấp công nhân, quyền lời cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
b. Giai cấp nông dân, quyền lời cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
c. Dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
d. Dân tộc, quyền lợi cơ bản của giai cấp nông dân.
32. Mẫu số chung được Hồ Chí Minh xác định để quy tụ các tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo vào trong mặt trận là:
a. Lợi ích của riêng của mỗi tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo
b. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân
c. Độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
d. Đem lại nhà máy, xí nghiệp cho công nhân
33. Theo Hồ Chí Minh, để mặt trận dân tộc thống nhất hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủcần phải giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích nào?
a. Dân tộc và giai cấp
b. Lợi ích chung và lợi ích riêng
c. Lợi ích lâu dài và trước mắt
d. Cả a,b,c
34. Phương châm “cầu đồng tồn dị” trong thực hiện đại đoàn kết dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh có nghĩa là:
a. Lấy cái riêng để hạn chế cái chung, cái khác biệt
b. Lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt
c. Lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái giống nhau
d. Cả a, b, c
36. Hồ Chí Minh cổ vũ mọi người vào Mặt trận Việt Minh và Người căn dặn dân ta phải nhớ chữ “đồng”, Người giải thích chữ “đồng” theo những nội dung nào sau đây?
a. Đồng tình, đồng chí
b. Đồng tình, đồng tâm
c. Đồng tình, đồng cam cộng khổ
d. Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh
37. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, sức mạnh của dân tộc bao gồm:
a. Chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự lực, tự cường dân tộc
b. Tinh thần đoàn kết
c. Ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do
d. Cả 3 đáp án trên
38. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế với cách mạng Việt Nam trong quan điểmHồ Chí Minh là:
a. Đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quyết đinh, đoàn kết quốc tế là nhân tố hết sức quan trọng.
b. Đại đoàn kết dân tộc là nhân tố thường xuyên, đoàn kết quốc tế là nhân tố quyết định.
c. Đại đoàn kết dân tộc là nhân tố hết sức quan trọng, đoàn kết quốc tế là nhân tố quyết định.
d. Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế là nhân tố quyết định.
39. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, yếu tố nào không thuộc sức mạnh dân tộc:
a. Sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực, tự cường dân tộc.
b. Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin
c. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết.
d. Ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do.
40. Theo Hồ Chí Minh thực hiện đoàn kết quốc tế để nhằm:
a. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam.
b. Kết hợp sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam.
c. Sức mạnh kinh tế và sức mạnh văn hóa, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam.
d. Sức mạnh dân tộc và sức mạnh ngoại giao tạo ra sức mạnh tổng thể cho cách mạng Việt Nam.
41. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, đâu không phải là lực lượng đoàn kết quốc tế:
a. Phong trào cộng sản và công nhân thế giới.
b. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
c. Lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do, công lý.
d. Lực lượng đế quốc và thực dân
42. Các mục tiêu chung của thời đại mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng đến trong thực hiện đoàn kết quốc tế:
a. Hòa bình
b. Độc lập dân tộc
c. Dân chủ và chủ nghĩa xã hội
d. Cả a,b,c
43. Theo Hồ Chí Minh đoàn kết với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là đảm bảo cho:
a. Thắng lợi của các nước trong đấu tranh giải phóng dân tộc.
b. Thắng lợi củamục tiêu vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
c. Thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.
d. Thắng lợi vì mục tiêu bình đẳng và công lý.
42. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam cần thiết phải đoàn kết với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vì:
a. Chủ nghĩa đế quốc âm mưu chia rẽ các nước phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
b. Khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của của cách mạng vô sản
c. Chủ nghĩa đế quốc chia rẽ lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ thế giới.
d. Chủ nghĩa đế quốc chia rẽ lực lượng đấu tranh vì tiến bộ, công lý thế giới.
43. Theo Hồ Chí Minh đoàn kết với lực lượng nào nhằm khơi gợi lương tri của nhân loại tiến bộ:
a. Phong trào cộng sản thế giới
b. Phong trào công nhân thế giới
c. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
d. Lực lượng tiến bộ, phong trào đấu tranh vì dân chủ, hòa bình và công lý.
44. Để đoàn kết ba nước Đông Dương, Hồ Chí Minh đã xây dựng mặt trận gì:
a. Mặt trận Việt – Miên – Lào
b. Mặt trận Việt – Miên – Xiêm
c. Mặt trận Việt – Miên- Ấn
d. Mặt trận Việt – Xiêm- Lào
45. Theo Hồ Chí Minh đoàn kết với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trên cơ sở nguyên tắc vừa có lý, vừa có tình cần phải:
a. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội…
b. Giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
c. Giương cao ngọn cờ hòa bình trong công lý.
d. Giương cao ngọn cờ hòa bình trong độc lập tự do.
46. Đoàn kết trên nguyên tắc vừa có lý, vừa có tình với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế theo quan điểm Hồ Chí Minh được hiểu là:
a. Tuân thủ nguyên tắc cơ bản chủ nghĩa Mác- Lênin, xuất phát từ lợi ích chung cách mạng thế giới
b. Sự thông cảm, tôn trọng lẫn nhau giữa những người chung lý tưởng, mục tiêu
c. Khắc phục tư tưởng sôvanh, nước lớn
d. Cả a, b, c
47. Theo Hồ Chí Minh đoàn kết với các dân tộc trên thế giới trên cơ sở nguyên tắc vừa có lý, vừa có tình cần phải:
a. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội…
b. Giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
c. Giương cao ngọn cờ hòa bình trong công lý.
d. Giương cao ngọn cờ hòa bình trong độc lập tự do.
48. Theo Hồ Chí Minh đoàn kết với các lực lượng tiến bộ trên thế giới trên cơ sở nguyên tắc vừa có lý, vừa có tình cần phải:
a. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội…
b. Giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
c. Giương cao ngọn cờ hòa bình trong công lý.
d. Đoàn kết trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin, và chủ nghĩa cộng sản.
49. Chọn đáp án sai: Đoàn kết quốc tế trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tư cường trong quan điểm Hồ Chí Minh là:
a. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng quốc tê
b. Không nhận sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng quốc tế
c. Phải có nội lực tốt
d. Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ và đúng đắn
50. Chọn đáp án đúng nhất trong quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập trong đoàn kết quốc tế:
a. Độc lập là nhân dân Việt Nam tự điều khiển công việc của Việt Nam, không có sự can thiệp của bên ngoài vào.
b. Độc lập là nhân dân Việt Nam không tự điều khiển công việc của Việt Nam, có sự can dự từ bên ngoài vào
c. Độc lập là nhân dân Việt Nam tự điều khiển các công việc của Việt Nam và có sự can dự bên ngoài vào
d. Độc lập là những vấn đề của Việt Nam, cần có sự trao đổi, bàn bạc với các lực lượng trên thế giới
Nhận xét